Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử quý giá của Thủ đô và dân tộc, đã nhiều lần được chọn làm kinh đô của nước Việt. Khoảng hơn 2000 năm về trước, mảnh đất Cổ Loa đã được những người anh hùng vừa chiến thắng hàng chục vạn quân xâm lược Tần hung bạo chọn làm đất dựng đô, mở cơ đồ Âu Lạc, thúc đẩy nền văn hóa Đông Sơn và nền văn minh lúa nước. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học qua nhiều thời kỳ trong lòng đất đã khẳng định rằng: Cổ Loa là một trong những di tích hiếm hoi chứng kiến quá trình phát sinh, phát triển của nền văn minh sông Hồng.
Vị Trí Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa toạ lạc tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời vua An Dương Vương vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và nó vẫn còn dấu tích cho đến ngày nay. Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 24km, đền Cổ Loa là địa điểm vui chơi Hà Nội thu hút các gia đình vào mỗi dịp cuối tuần.
Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi theo quốc lộ 1A sau đó đi qua cầu Huống và đến thị trấn Yên Viên. Sau khi đến thị trấn, bạn đi theo hướng bên trái theo quốc lộ 3 khoảng 5km sẽ đến lối rẽ vào đền Cổ Loa. Bạn có thể dùng định vị trên điện thoại để di chuyển dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến đền Cổ Loa bằng xe bus. Nếu xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt bus số 46 còn nếu xuất phát từ bến xe Long Biên thì bạn có thể đi xe 15 hoặc 17 là có thể tới địa điểm vui chơi cuối tuần ở Hà Nội vô cùng ý nghĩa này.
Lịch Sử Và Truyền Thuyết Về Thành Cổ Loa
Lịch sử hình thành và xây dựng
- Thời kỳ tiền sử: Khoảng 20.000 – 11.000 năm trước, vùng đất Cổ Loa đã ghi nhận dấu tích sinh sống của người nguyên thủy thuộc nền văn hóa Sơn Vi, một trong những nền văn hóa cổ xưa của Việt Nam.
- Thời kỳ Âu Lạc – An Dương Vương: Thành Cổ Loa được xây dựng như một đô thị cổ đại sớm nhất và lớn nhất Đông Nam Á, là trung tâm của nước Âu Lạc dưới thời vua An Dương Vương.
- Thời kỳ Bắc thuộc: Loa Thành trở thành một huyện thành quan trọng trong hệ thống cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, đóng vai trò chiến lược về quân sự và hành chính.
- Thời kỳ Ngô Quyền: Năm 938, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập của Việt Nam.
- Thế kỷ XI – XVIII: Thành Cổ Loa dần chuyển mình, các đơn vị làng xóm bắt đầu hình thành, tạo nền tảng cho đời sống văn hóa, xã hội tại khu vực.
- Thế kỷ XIX đến nay: Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cổ Loa trở thành căn cứ địa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của dân tộc. Ngày nay, nơi đây vẫn đang phát triển, đồng thời gìn giữ những giá trị lịch sử và văn hóa truyền thống đặc sắc.
Truyền thuyết nổi tiếng
Truyền thuyết về chiếc nỏ thần và bi kịch Mỵ Châu – Trọng Thủy
Bên cạnh những giá trị lịch sử, Thành Cổ Loa còn nổi tiếng với truyền thuyết về chiếc nỏ thần và bi kịch của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Theo dân gian, trong quá trình xây dựng thành, cứ đắp đến đâu thì thành lại đổ sụp đến đó. Thần Kim Quy hiện lên, mách bảo vua An Dương Vương rằng phải có móng rùa vàng làm lẫy nỏ thì mới giữ được thành. Nhờ chiếc nỏ thần, Âu Lạc đã đánh bại quân Triệu Đà.
Tuy nhiên, vì quá tin tưởng con rể Trọng Thủy, công chúa Mỵ Châu đã vô tình tiết lộ bí mật về chiếc nỏ. Kết cục, quân Triệu Đà tấn công thành, vua An Dương Vương bỏ chạy ra biển và hóa thành rồng, còn Mỵ Châu bị chính cha mình chém chết. Bi kịch này không chỉ là một câu chuyện đau lòng mà còn để lại nhiều bài học về lòng trung thành và sự cảnh giác trong lịch sử nước ta.
Giếng Ngọc – mối tình bi thương của Mỵ Châu và Trọng Thuỷ
Theo truyền thuyết, sau khi nước Âu Lạc thất thủ do sự phản bội của Trọng Thủy, Mỵ Châu bị vua cha xử tử. Trọng Thủy, dù là kẻ gây ra thảm kịch, nhưng vẫn mang trong lòng nỗi day dứt và tình yêu dành cho Mỵ Châu. Quá đau khổ và hối hận, chàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn, mong được đoàn tụ với người mình yêu.
Người dân tin rằng nước trong Giếng Ngọc luôn trong xanh, phản chiếu ánh sáng lấp lánh như ngọc trai, tượng trưng cho nước mắt và nỗi oan khiên của mối tình đau thương này. Một truyền thuyết khác kể rằng, nếu rửa ngọc trai bằng nước giếng này, viên ngọc sẽ trở nên sáng hơn, như một minh chứng cho tình yêu và sự hối lỗi muộn màng của Trọng Thủy.
Khám Phá Các Địa Điểm Quan Trọng Tại Thành Cổ Loa
Khi đến thăm Thành Cổ Loa, du khách sẽ được trải nghiệm một hành trình khám phá những dấu tích cổ xưa và cảm nhận không khí linh thiêng của kinh đô xưa. Dưới đây là những địa điểm không thể bỏ qua:
Vòng thành Cổ Loa – Công trình phòng thủ kiên cố
Thành Cổ Loa có ba vòng thành với tổng chiều dài lên đến 16km, cao từ 4 – 5m, được xây dựng theo hình xoáy ốc độc đáo. Theo nghiên cứu, chất liệu xây thành chủ yếu là đất sét pha cát, tạo nên sự liên kết bền vững giúp chống lại sự xâm thực của thời gian.

Đền Thượng – Nơi thờ vua An Dương Vương
Ngôi đền này là trung tâm tín ngưỡng quan trọng của Thành Cổ Loa, nơi người dân thường xuyên đến dâng hương để bày tỏ lòng thành kính với vị vua đã sáng lập Âu Lạc. Đền có kiến trúc cổ kính với mái đình cong vút, cùng bức tượng vua An Dương Vương uy nghiêm.

Am Công chúa Mỵ Châu
Am Công chúa Mỵ Châu còn có tên gọi khác là đền thờ Mỵ Châu hay am Bà Chúa nằm ngay phía Tây của đình Cổ Loa. Bên trong am thờ Công chúa Mỵ Châu có một bức tượng đá độc đáo, mang hình dáng một người phụ nữ không đầu đang ngồi, hai tay buông dọc xuống gối. Theo truyền thuyết dân gian, bức tượng này được cho là hóa thân của công chúa Mỵ Châu sau bi kịch đau lòng trong lịch sử.

Đền thờ Cao Lỗ
Tướng quân Cao Lỗ là một vị tướng kiệt xuất dưới triều vua An Dương Vương. Ông là người khuyên vua dời đô về Phong Khê, góp phần thiết kế, xây dựng thành Cổ Loa. Đồng thời cũng là người chế tạo nỏ thần – vũ khí huyền thoại bảo vệ đất nước.

Giếng Ngọc – Nước mắt Trọng Thủy
Giếng Ngọc nằm trong khu di tích Thành Cổ Loa, gắn liền với truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy. Sau khi Mỵ Châu bị vua cha xử tử và Trọng Thủy cảm thấy hối hận vì phản bội, chàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn. Người dân tin rằng nước giếng luôn trong xanh, và có thể làm sáng ngọc trai khi rửa, biểu trưng cho tình yêu và sự hối lỗi của Trọng Thủy. Giếng Ngọc ngày nay trở thành một địa điểm linh thiêng, thu hút du khách đến tưởng niệm câu chuyện tình yêu bi thương.

Bảo tàng Cổ Loa – Lưu giữ di sản văn hóa
Bảo tàng Cổ Loa trưng bày các hiện vật khảo cổ quan trọng của nền văn minh Âu Lạc, bao gồm mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn, đồ gốm, đồ trang sức, và mô hình thành Cổ Loa. Bảo tàng giúp du khách hiểu rõ về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của cư dân Âu Lạc. Đây là nơi bảo tồn và giáo dục lịch sử, làm phong phú thêm trải nghiệm tham quan Thành Cổ Loa.
Cách Di Chuyển Đến Thành Cổ Loa
Dưới đây là thông tin về các phương tiện di chuyển, bạn có thể lựa chọn để đến đền Cổ Loa một cách thuận tiện nhất.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể di chuyển theo tuyến đường quốc lộ qua cầu Đông Trù, sau đó rẽ vào đường Cổ Loa. Khoảng cách không quá xa và đường đi cũng thuận lợi cho các phương tiện cá nhân.
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Du khách có thể di chuyển từ trung tâm Hà Nội đến đền Cổ Loa, với các tuyến xe buýt chạy qua Đông Anh:
- Gần khu Mỹ Đình: Tuyến xe buýt số 46.
- Gần Ga Hà Nội và công viên Thống Nhất: Tuyến xe buýt số 43.
- Điểm trung chuyển Long Biên: Tuyến xe buýt số 15 và 17.
- Gần khu Như Quỳnh và đại học Nông nghiệp: Tuyến xe buýt số 59.
Những lưu ý khi tham quan
- Trang phục: Du khách nên mặc trang phục lịch sự, phù hợp với không gian tâm linh khi vào thăm đền.
- Cách ứng xử: Khi tham quan, du khách nên giữ gìn trật tự, tôn trọng không gian tôn nghiêm của đền, tránh làm ồn ào và xả rác, để bảo vệ môi trường trong khuôn viên đền.